VỐN TỶ ĐÔ TIẾP TỤC ĐỔ VÀO KHU ĐÔNG SÀI GÒN
Theo ước tính của những nhà chuyên môn, cho tới nay khu Đông Sài Gòn đang trỗi dậy mạnh mẽ nhờ dòng vốn hàng tỷ USD đổ vào hạ tầng, cũng như đầu tư xây dựng các dự án BĐS.
8 tỷ USD chảy vào BĐS khu Đông
Trong những tháng vừa qua, nguồn cung căn hộ tăng mạnh nhất Tp.HCM nằm ở khu Đông, khiến thị trường địa ốc khu vực này trỗi dậy mạnh mẽ kể từ 2 năm trở lại đây. Các dự án ồ ạt bung hàng đã hút một lượng vốn lớn đổ vào đây. Bên cạnh đó đó, nhiều công trình hạ tầng quan trọng cũng đang gấp rút triển khai ở khu vực này, tạo nên sự sôi động của khu Đông.
Mới đây, Công ty Tư vấn Kinh doanh hội nhập Toàn Cầu (GIBC) đưa ra một nghiên cứu cho thấy dòng tiền đang chảy mạnh vào hạ tầng khu Đông (theo phạm vi từ cầu Sài Gòn cho tới Thủ Đức và rộng ra ngã tư Vũng Tàu). Theo ước tính của GIBC, tính đến thời điểm nửa năm 2015 có khoảng 3 tỷ USD đổ vào các công trình hạ tầng như cầu, đường cao tốc, đường vành đai, đường huyết mạch.
Trong khi đó, Công ty Đất Lành cũng đã thống kế sơ bộ cho thấy đến thời điểm quý 2/2015 cỡ khoảng 40.000 căn hộ đang được xây dựng và đã công bố từ hàng chục dự án bất động sản ở khu vực này (ước tính tổng giá trị lên tới 5 tỷ USD). Đa phần là những dự án căn hộ cao cấp ở khu tam giác quận 2, Bình Thạnh và Thủ Thiêm.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng thị trường địa ốc ở khu Đông chắc chắn sẽ không dừng lại ở con số 8 tỷ USD đã và đang được đổ vào đây, mà dòng vốn sẽ còn tăng lên. Nhiều loại hình khác cũng đang hút được dòng vốn đầu tư như thương mại, dịch vụ, giáo dục, giải trí…khu Đông sẽ có nhiều tiềm năng để phát triển dài hạn từ 5-10 năm.
Vốn tỷ đô tiếp tục rót vào hạ tầng của Khu Đông Sài Gòn
Khu vực này được đánh giá có vị trí thuận lợi để phát triển đô thị. Trong đó, nhiều khu vực được hưởng lợi như khu đô thị Cát Lái – “cửa ngõ” khu Đông, khu Thủ Thiêm,…nhờ các tuyến giao thông huyết mạch như hầm Thủ Thiêm, đại lộ Mai Chí Thọ, đường 25B, xa lộ Hà Nội, đường vành đai trong, cao tốc Sài Gòn-Long Thành-Dầu Giây; dự án cầu vượt và hầm chui nút giao thông Mỹ Thủy (1 cầu vượt, 1 hầm chui) cũng sắp triển khai vào cuối 2015. Tuyến Metro số 2 với điểm cuối ở Cát Lái cũng là một trong những lợi thế giúp khu đô thị này trở thành là điểm thu hút dân cư mới của thành phố trong tương lai.
Qũy đất rộng, nhiều dự án hướng tới nhu cầu “sống xanh”
Việc kết nối hạ tầng thuận tiện, giúp cho sự phát triển ở khu vực trung tâm Sài Gòn đang lan tỏa mạnh về các khu xa hơn. Lợi thế về quỹ đất giúp các kiến trúc sư đã tạo nên những đô thị xanh ở khu vực này.
Theo KTS Nguyễn Hoàng Mạnh, đại diện M.I.A – đơn vị thiết kế kiến trúc cho dự án Citibella của công ty Kiến Á cho rằng những mảng xanh đan cài với nhau ở vách tường các căn nhà của đô thị sẽ có tác dụng che nắng, giảm bức xạ nhiệt, đồng thời tạo cho 105 căn nhà phố của dự án Citibella trở nên thân thiện, bình yên giữa thiên nhiên cho mỗi cư dân trong tương lai. Tương tự cũng có nhiều dự án khác cũng đang hướng tới mô hình sống xanh như Mega Village và Mega Ruby,…
Khu nhà phố biệt lập Citibella mang đến 1 phong cách sống xanh kiểu mới tại Quận 2
Theo nghiên cứu từ CBRE Việt Nam, thời gian qua dòng vốn đổ vào phần lớn ở những dự án cao cấp, tạo nên sự sôi động từ hàng loạt dự án như Estella Heights, Masteri, The Sun Avenue, The Krista, Vista Verde, Gatewway Thảo Điền, Sarimi hay các tòa Landmark 1-5 của khu đô thị Vinhomes Central Park.
Sức nóng của phân khúc căn hộ cũng khiến thị trường biệt thự, nhà phố, đất nền ở khu vực phía Đông cũng rục rịch ăn theo. Trong thời gian qua, loại nhà phố này như cơ hội đầu tư mới cho giới đầu tư bởi giá cả hấp dẫn. Đơn cử như dự án nhà phố biệt lập Citibella, giá chỉ 2,5 tỷ cho một ngôi nhà phố có diện tích sử dụng 170m2; nhà phố Mega Residence mức giá từ 2.5-8 tỷ đồng/căn; Jamona Home Resort ven sông Vĩnh Bình tại quận Thủ Đức với giá từ 1,9 tỷ đồng.
theo dkra.com